Đánh Giá Hiệu Năng VGA Intel Arc A750 Khi Làm Đồ Họa
Là một GPU tầm trung thuộc dòng VGA Arc mới nhất, khởi đầu cho sự tham gia của Intel trong thị trường GPU rời, vốn là sân chơi riêng của NVIDIA và AMD, Arc A750 có gì nổi bật và hiệu năng thực tế mà nó mang lại khi làm việc với các phần mềm đồ họa chuyên nghiệp sẽ như nào? Hãy cùng 3D Computer tìm hiểu cụ thể trong bài viết dưới đây nhé!
Unbox VGA Intel Arc A750
Về ngoại hình, Intel Arc A750 là mẫu card màn hình khiêm tốn nhưng ưa nhìn với tông màu chủ đạo là màu đen nhám, kích thước 27,0 x 11,5 cm và độ dày chỉ khoảng 1-slot, giúp nó dễ dàng lắp vừa các cấu hình máy nhỏ gọn như SFF hay NUC.
Mặt trước của Arc A750 được trang bị 2 quạt làm mát hướng trục kích thước 90mm với 15 cánh dày dặn chắc chắn giúp card luôn mát mẻ mà không tạo ra quá nhiều tiếng ồn khi hoạt động.
Mặt sau của Intel Arc A750 cũng được thiết kế tương đối tối giản với các đường cong cách điệu và logo Arc 750 Limited Edition ở góc phải.
Nếu chỉ nhìn sơ qua bề ngoài thì rất khó để phân biệt A750 với A770 vì thiết kế và kích thước của chúng gần như tương đồng và đều được cấp điện bởi một đầu nối nguồn 8+6 pin. Điểm khác biệt duy nhất giữa chúng là A770 có một đầu nối RGB nhỏ gần đầu vào nguồn còn A750 thì không được trang bị bất kỳ đèn LED nào khác ngoại trừ LED trắng trên logo Intel Arc ngay hông card.
Về cổng kết nối, Arc A750 được tích hợp 3 cổng DisplayPort 2.0 và 1 cổng HDMI 2.1, có thể xuất ra 4 màn hình độ phân giải 4K cùng lúc. Đây cũng là GPU đầu tiên có giao tiếp DisplayPort 2.0 native, cho phép xuất hình ảnh ở độ phân giải 8K @ 60 Hz dễ dàng.
Thông số kỹ thuật card màn hình Arc A750 có gì nổi bật?
VGA Intel Arc A750 cũng được xây dựng dựa trên kiến trúc Xe-HPG với GPU ACM-G10 6nm có diện tích khuôn là 406 mm² và chứa 21,7 tỷ bóng bán dẫn như A770 nhưng bị cắt giảm đôi chút, chỉ còn 28 nhân Xe và xung nhịp GPU khoảng 2050Mhz. Bên cạnh đó, Intel còn trang bị cho card màn hình Arc A750 của mình 8GB bộ nhớ GDDR6 với độ rộng 256 bit và tốc độ 16Gbps, cho băng thông 512GB/s, giúp bạn không gặp khó khăn khi ghép nối card này với các màn hình FHD hoặc QHD. Về điện năng tiêu thụ, Arc A750 ăn điện đến 225W, tức là khi sử dụng VGA này chúng ta cần đầu tư ít nhất một bộ nguồn có công suất từ 600W đổ lên.
Không chỉ thế, Arc A750 còn là GPU đầu tiên trên thế giới hỗ trợ mã hóa và giải mã AV1, bộ mã hóa video miễn phí bản quyền thế hệ tiếp theo có chất lượng hình ảnh tốt hơn nhiều H.264, giúp sáng tạo, truyền phát trực tiếp, chia sẻ và xem các nội dung AV1 chất lượng cao, độ phân giải lên tới 8K, với hiệu năng và hiệu suất ở cấp độ mới.
Đặc biệt, Arc A750 còn tích hợp các công nghệ mới nhất hiện nay như Intel Xe (XeSS), DirectX* 12 Ultimate và hỗ trợ cả Resize Bar, một kỹ thuật tối ưu hóa giúp CPU truy cập hiệu quả hơn vào bộ nhớ VRAM của card đồ họa. Về cơ bản, điều này có nghĩa là CPU có thể tải một loạt nội dung trên GPU và loại bỏ các phép tính đồ họa của nó, sau đó sẽ cho phép GPU tạo khung hình nhanh hơn nhiều, từ đó giúp giảm đáng kể thời gian tạo khung hình cho GPU.
Tuy nhiên, chức năng ReBar chỉ có trong các CPU Intel thế hệ thứ 10 hoặc dòng CPU AMD Ryzen 3000 trở lên nên khi hệ thống của bạn sử dụng các dòng CPU cũ hơn hoặc tính năng ReBAR bị tắt, hiệu năng của Arc A750 sẽ không thể khai thác tối đa.
⇒ Xem chi tiết thông số kỹ thuật và giá bán của VGA Intel Arc A750 tại: https://3dcomputer.vn/vga-intel-arc-a750-8gb-gddr6.html
Để biết card màn hình Arc A750 này sẽ mang lại mức hiệu năng như nào khi làm việc với các phần mềm đồ họa chuyên dụng, chúng ta hãy cùng đi tìm hiểu trong phần tiếp theo nhé!
So sánh hiệu năng intel arc a750 vs rtx 3060 khi làm đồ họa?
Để có những đánh giá khách quan nhất về hiệu năng của chiếc card màn hình Intel Arc A750 khi làm việc với các phần mềm đồ họa chuyên nghiệp, 3D Computer đã thực hiện một số bài test nhỏ với sự hỗ trợ của i9 13900KF và so sánh với RTX 3060 12GB – mẫu card màn hình quốc dân đang rất được ưa chuộng hiện nay.
Kết quả, khi thử nghiệm với các phần mềm như Blender và Adobe Premiere Pro, Arc A750 đều render nhanh hơn hẳn so với RTX 3060. Thậm chí, trong phần mềm Premiere Pro, Arc A750 còn nhanh gấp 2 lần RTX 3060 và quá trình preview cũng rất mượt mà, dù giá thành chỉ bằng 2/3, chi tiết mọi người có thể xem tại các biểu đồ dưới đây.
⇒ Xem thêm các cấu hình PC đồ họa sử dụng VGA Intel Arc A750 tại: https://3dcomputer.vn/pc-dung-phim-editor
Với D5 Render thì hiệu năng của Arc A750 đang có phần thua kém hơn RTX 3060, nhưng bù lại giá thành của nó tốt hơn nhiều lại còn được tặng ngay Key D5 Pro 3 tháng bản quyền nữa nên cũng đáng để các bạn suy xét.
Chuyển sang các phần mềm khác như Vray và Chaos Vantage thì rất tiếc là VGA này hiện chưa được hỗ trợ trong khi Lumion 12 thì lại bị dính lỗi font chữ do driver của card chưa được tối ưu, tương tự như RTX 4090 hồi mới ra mắt.
Hy vọng Intel sớm phát hành các bản driver mới để khắc phục lỗi trên và cải thiện hiệu năng của Arc A750, nhất là khi làm việc với các phần mềm kiến trúc.
Với mức hiệu năng cùng giá thành như này, Arc A750 thực sự là một lựa chọn tuyệt vời ở phân khúc tầm trung cho những ai làm về Media. Còn chần chờ gì nữa mà không liên hệ ngay với 3D Computer theo số HOTLINE: 0588 69 69 69 – 0588 29 29 29 – 0813 13 33 33 hoặc đến trực tiếp cửa hàng tại Địa chỉ: LK3C1, P.Nguyễn Văn Lộc, P.Mộ Lao, Hà Đông, Hà Nội để được trở thành một trong số những người đầu tiên sở hữu chiếc card màn hình mới này với mức giá cực rẻ!
Nhận xét
Đăng nhận xét